7.9.24

let the day perish




Hãy để ngày ấy lụi tàn là tiểu thuyết về nạn phân biệt chủng tộc; nó không có dấu vết của nô lệ, cũng không có những suy nghĩ, trao đổi đào sâu vào vấn đề màu da phân biệt chủng tộc như Chó trắng hay Nguồn gốc của ngoại tộc; nó kể một câu chuyện nghiệt ngã, trong đó người đọc đặt câu hỏi và tự xoay xở một thái độ cho mình khi đọc câu chuyện. Nhan đề được lấy từ một câu trong Kinh Thánh [Job 3:3 Let the day perish wherein I was born, and the night in which it was said. There is a man child conceived] sự thất vọng và đau khổ về việc mình chào đời trong một xã hội định kiến, như một thứ tội ác cùng nhau phạm phải, tội ác vì đã sinh ra trên đời này là người da màu và bị kết án phải hứng chịu sự vô nhân đạo của con người gây ra cho con người. Một người phụ nữ da màu lấy chồng da trắng không thuộc về người cùng màu da nữa, nhưng cũng không được chấp nhận trong cộng đồng người Âu châu, không thuộc về đây cũng không thuộc về đó, tủi hổ bởi nước da của mình, bất tiện vì đứa con mình đẻ ra giữa đứa da màu và đứa da trắng [nếu chúng cùng da trắng hoặc cùng da màu, thì mọi chuyện đã khác; nếu God ở đó, nữ thần dệt số phận, quan ti mệnh hay các Đấng trên cao muốn kế hoạch gì đây, tại sao lại thiết kế những số phận như vậy, để mỗi người phải có hố thẳm và băng qua hố thẳm của mình (chấm hỏi)]; những đứa trẻ sinh ra cả đời bị phủ bóng tối về dòng dõi da màu, ngay cả tình yêu cũng không xoá được định kiến thâm căn cố đế "không, anh thân yêu, chẳng có điều gì như thế về chúng tôi đâu" [về nguồn gốc da màu] - một câu thoại đeo đẳng mũi kim khép lại tiểu thuyết 


"Từ một dòng máu, Người đã tạo ra tất cả các dân tộc cốt để họ cư trú trên khắp mặt đất" 


ps. quyển sách ở trong nhà 13-14 năm nhưng giờ mới được nhắc đến; nếu hôm nay không bão yagi thì quyển sách đã trên đường đi Cao Bằng rồi; lúc tôi mua nó vì tôi chỉ nhớ nó nằm trong danh sách các quyển sách tôi muốn mua, khi mua nó về thì tôi nhầm nó với một Gordon khác nên cứ trì hoãn. Cuối sách có lời bạt, mới hay đây là lần in thứ 5 của Hãy để ngày ấy lụi tàn, lần đầu là năm 1976 dịch giả đứng tên Hoàng Tuý - Đắc Lê mà sau vài lần in thì mới đứng đúng tên của riêng người dịch là Đắc Lê; bản in 2010 trong ảnh vẫn còn nhiều lỗi biên tập, nhưng lỗi ngớ ngẩn nhất là một chú thích ghi Chiến tranh Thế giới thứ 2 1914 - 1918 🤦🏻‍♀️ [bối cảnh của tiểu thuyết là khoảng những năm 20 của thế kỷ trước trở đi đến 1949 - 1950, nhưng chú thích được lập cho một câu văn "Vào cuối đại chiến" một cặp vợ chồng người Anh di cư sang sinh cơ lập nghiệp ở Nam Phi, thì chú thích này "đại chiến" là Thế Chiến 1 1914 - 1918 nhưng không hiểu sao lại tòi ra cái chú thích tr60 như thế kia, thế nên nếu không biết, có thể kệ độc giả và cũng có thể bỏ qua luôn chú thích]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét