nghe Nguyệt cầm nghĩ ngay đến Tỳ bà hành - tính nhạc trong thơ, nhạc nhớ người, sự tương giao giữa các giác quan...; Nguyệt cầm của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng Pháp, ở đây là Baudelaire [nó là một điển phạm, nhiều bài phân tích, tìm là thấy]
Xuân Diệu còn có một bài nữa - Nhị hồ, đề tặng Thạch Lam, cũng có màu giống Nguyệt cầm nhưng Nhị hồ bị 2 câu liền nhau trong khổ thơ ngang phè chằn chặn với nhau làm mình thấy nó không tự nhiên thơ nên không thích; nhưng bài ảnh hưởng Baudelaire nhất, là Huyền diệu
tập Xuân Diệu, thơ và đời trong ảnh có một nửa là Chuyện thơ và chuyện đời [tập hợp các bài viết của bạn thơ, người thân về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu; có cả em trai Xuân Diệu, Xuân Sanh bút danh Tịnh Hà, ở đây có trích mấy đoạn tự truyện của Tịnh Hà viết về anh trai Xuân Diệu; và tất nhiên ở đây kiểu gì tôi cũng lại gặp Hoài Thanh Hoài Chân của Thi nhân Việt Nam hic] và một nửa với tên Xuân Diệu, một chùm thơ; đúng là một chùm thơ, một chùm, vì chính ở đây tôi không thấy Nguyệt cầm Nhị hồ, thế mới ác. Tuyển tập này do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, thấy bảo thơ Xuân Diệu mà đủ thì phải ở Tuyển tập Xuân Diệu 3 tập
tôi rất bình thường với thơ Xuân Diệu, nỗi ác cảm gắn với văn học nhà trường, cứ ai từng được đưa vào sách giáo khoa là sau đó, tôi tiếp nhận theo lối miễn cưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét