1.5.24

bồng bềnh




Bọt tháng ngày dựng nên một thế giới siêu thực bồng bềnh những mường tượng đầy chất thơ nhưng mọi sự vẫn luôn như nó vốn dĩ: sự sống hữu hạn, phận người nhỏ bé, chuyện tình thơ mộng đắng cay... tất tật cùng nhau tan như bọt bong bóng - những tồn tại trong một thực tế vô nghĩa, thật Kafka


nửa sau truyện hay đột biến, nhất là trường đoạn Alise xử lý Jean Sol Partre cùng những sách và người bán sách, tất tật đắng cay cuộc tình trong lửa [đoạn này làm nghĩ đến 451 độ F của Ray Bradbury, không biết sao; tôi nghĩ vậy và đi tìm hiểu thì lạc vào trang có bài viết: Translation and the Shape of Things to Come - The Emergence of American Science Fiction in Post-War France và được cấp thông tin Boris Vian, Raymond Queneau và 1 nhân vật nữa, Michel Pilotin là 3 người góp phần đưa tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vào Pháp, chính Boris Vian dịch Ray Bradbury luôn], hay đoạn Chick bị viên pháp quan cảnh sát sờ tới gô đi, rất Kafka [Boris Vian ảnh hưởng bởi Kafka trong cái nhìn, tồn tại trong một thực tế vô nghĩa; cũng chính điều này khiến Haruki Murakami được cho là chịu ảnh hưởng của Kafka (không biết Haruki Murakami có đọc Boris Vian không nhỉ, chắc phải có chứ) và thành một nhà văn cấp lẩu "existing in a meaningless reality" cho bao người :p]


Boris Vian là nhân vật oách đấy không chỉ trong vai trò nhà văn, hãy để ý Vian, không chỉ Boris, mà cả vợ Michelle Vian [cảm hứng Chloé của Bọt tháng ngày được lấy từ người vợ], và vòng tròn mối quan hệ, như Raymond Queneau chẳng hạn [chứ đừng ám ảnh quá Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir và Albert Camus; dẫu sau khi biến Jean Paul Sartre thành Jean Sol Partre trong Bọt tháng ngày thì Sartre lại ngoằng luôn vào Michelle - vợ của Boris Vian, cú ngoằng này mang đến cho cuộc hôn nhân của Vian chế độ chuyển phỏm]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét