tên tiểu thuyết gắn với khái niệm triết học và Max Frisch - nhà văn Thuỵ Sĩ viết tiếng Đức còn là một kiến trúc sư. Nhắc đến MF người ta thường nghĩ nhiều đến 2 nhân vật: Bertolt Brecht và Ingeborg Bachmann - một là mối liên hệ tinh thần và một là mối tình với những ảnh hưởng tinh thần lên nhau, không phải vợ [theo tôi tìm hiểu là thế]
Homo Faber, tiểu thuyết được viết theo hình thức kể chuyện với những câu ngắn không liền mạch chuyển cảnh liên tục, đan xen nhật ký thư từ; cách đan xen như người ta giở tờ qua từng tờ của tập kịch bản, không khỏi choáng váng vì chuyển cảnh sân khấu kịch, lia máy quay quá nhanh. MF viết như dựng tiểu sử đời tư chính mình, với tôi, nó giống như đưa cái vĩnh hằng vào trong khoảnh khắc, nhân vật và con người vật lý ấy hoá nhau trong cái nhìn đa chiều. Nhân vật chính Walter Faber được Max Frisch cá nhân hoá [MF thành WF và WF thành MF, M và W nhìn nháy nhau 🙂, và không chỉ cặp ấy], rất nhiều chi tiết cuộc đời MF xuất hiện [như một định mệnh viết trước]:
như cuộc sống chu du dịch chuyển, con người của kỹ nghệ máy móc tua bin. MF từng vừa chu du vừa viết cho các báo, tạp chí về vùng đất ông đến, cuộc đời qua các giai đoạn cũng gắn với quốc gia khác nhau
như đời sống tình cảm, bị từ chối lời cầu hôn. Hannah trong Homo Faber là hiện thân của Kate ngoài đời, mối tình trong truyện đúng tới cả mốc thời gian gắn với Kate ngoài đời [1934-1939], chính Hannah "trả miếng" gọi Walter Faber là Homo Faber vì W đã gọi Hannah là người trên cung trăng, nữ thần thi ca, từ lúc trẻ mới yêu cho đến 21 năm sau Hannah vẫn nhìn W không khác; Hanna cũng là một type phụ nữ vô cùng đặc biệt - nhà khảo cổ học, kéo vĩ cầm (dẫu như bao phụ nữ, xử sự như một con gà mẹ ấp con nhưng những quyết định đưa ra cho thấy một phụ nữ Đức gốc Do Thái có số phần không hề đơn giản, không kể những cuộc đi trong tình thế lịch sử chung); trong Homo Faber, khi Hannah nói với W rằng mình có thai thì W đã không nói "đứa con của chúng ta" mà nói "đứa con của em" nên chuyện tình dừng tại đó [với Ingeborg Bachmann, tình cảnh cũng tương tự, Bachmann ban đầu từ chối lời cầu hôn và chuyện tình sau đó tiếp tục với sự đeo đuổi của MF, nhưng sau rốt, chuyện tình dừng lại, không tới đâu thì cũng thường như bao người (sao đàn ông và phụ nữ không thể tránh vấn đề này nhỉ, tại sao nó hiển nhiên như thế mà vẫn thành nan đề trong mqh yêu đương, thật nhục nhã vì con người cứ mãi không thể thoát khỏi những hóc búa xuẩn đến thế, như nó là sự kiện cơ bản của phận người, thật là bất tiện :))) )]
như là yêu những cô gái rất trẻ cỡ tuổi con mình. Homo Faber là tiểu thuyết dã man khi MF cho WF nhìn thấy hình ảnh Hannah tuổi trẻ trong Sabeth và gần như đi đến đám cưới (tất nhiên cũng đã ngủ) với Sabeth trước khi WF biết Sabeth là con gái mình
như là bệnh tật và chuẩn bị cho cái chết. Ung thư dạ dày, tiểu sử cho thấy MF phát hiện bệnh rơi vào khoảng năm 198 mấy nhưng Homo Faber được viết 1955-1957, trong đó Walter chuẩn bị cho cái chết khi đang đợi lên bàn mổ ung thư dạ dày; trong Homo Faber, có một chi tiết nó rất đúng với người biết mình có bệnh, tức là, họ luôn cảm thấy cái chỗ đó, nơi có bệnh, vào những lúc họ khó ở; như W trong Homo Faber hay nói "tôi lại cảm thấy mình có dạ dày" "tôi luôn luôn cảm thấy mình có dạ dày" - cái hiện hữu tức là cái đau cái cấn cấn và nhờ đau nhờ cấn cấn mà nó hiện hữu mà người ta biết nó hiện hữu, điều này người khó ở rất hiểu điều MF viết. Khi tôi đọc đến đoạn W tỉnh dậy trên máy bay với giấc mơ tất cả răng trong miệng rụng hết và chúng lạo xạo như sỏi ướt "vừa mở mắt ra tôi hiểu ngay. Phía dưới chúng tôi là biển khơi" (máy bay đang trên không thì trục trặc 1 rồi 2 động cơ, về sau rơi xuống sa mạc) đọc 2 chi tiết này, về cái lại cảm thấy có dạ dày và về giấc mơ, tôi yêu MF hơn nữa, ngay lập tức tình cảm đi vọt lên hơn nữa [nó bắt đầu vọt từ lúc W cứ như cố trốn khỏi chuyến bay, tránh một điều gì đấy mình đã quyết định làm vào thời khắc không quyết làm nó nữa, dạ dày nó cứ bập bùng chộn rộn cả lên muốn vọt ra ngoài tất tật] vì đấy là sự thành thực
câu chuyện quá nhiều xoáy xảy ra liên tiếp đột ngột cắt ngang và các xoáy diễn ra theo lối 'trùng hợp làm sao', nó khiến người ta biết mười mươi đây là một tiểu thuyết hư cấu, nhưng cách viết cách kể thì quá nhiều thành thực và đúng là thực, sự thực và những cái tưởng không đúng sự thực hiểu theo nghĩa nào đấy nó cũng vẫn có phần sự thực chỉ là không hẳn là sự thực, sự thực và cái gần sự thực không ngừng tiến đến gần sự thực hơn nữa. Và càng đọc càng khiến người ta nghĩ thật may vì đã đọc, như được sống một cuộc đời khác để tường tận mình hơn ở một ý nghĩ nào đấy trong cuộc đời đang diễn tiến ở đây. Có thể đó chính là sống trọn một cuộc đời với ý thức luôn luôn mình sẽ tắt lụi.
[thôi đã mờ mắt rồi, nhắm mắt đây, không viết nữa, mai dậy có gì tiếp tục]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét