một cách intuitive hoàn toàn, tôi bẻ lái giữa đường tiến từ Sartre sang Bergson để đọc novella Nàng tình nhân hờ của Balzac chỉ bởi một chi tiết trong War Diaries của Sartre có nói đến cảm hứng Sartre có, khi đọc miêu tả lần đầu gặp gỡ của Balzac và Hanska. Đến khi mở Nàng tình nhân hờ, tôi mới hay biết, tôi không ngờ được rằng, Nàng tình nhân hờ được viết 1842 là giai đoạn nhiều sóng gió trong mối quan hệ của Balzac và Hanska [Hanska là người vợ Balzac lấy trước thời điểm ông mất, 1850, sau 18 năm correspondence], thời điểm này người chồng Wenceslas của Hanska chưa chết, Balzac còn định lấy chính cái tên này đặt cho nhân vật Adam - nhân vật người chồng trong Nàng tình nhân hờ; và như câu chuyện của Nàng tình nhân hờ, thì ta có thể thấy trong hoàn cảnh mối quan hệ của Balzac và Hanska thì việc Balzac mong muốn cái chết của chồng Hanska là điều... dễ hiểu [tôi đang nói gì thế này]. Theo chú thích 107, khi Balzac viết những dòng "hoàn cảnh tương tự" cho nhân vật đại uý Paz của mình thì chồng bà Hanska đã chết còn Balzac hoàn toàn chưa biết tin [khoảng 2 tháng sau mới biết tin]
novella Nàng tình nhân hờ được Balzac xếp vào "các cảnh của cuộc sống riêng" thuộc phần "các nghiên cứu về phong hoá" trong Vở kịch con người. Tình yêu như một cái trap, abyss ở tất tật mọi lĩnh vực hoàn cảnh; viết về nó thế nào, làm sao để thoát cliché, motif :)) what is love [what why when, thật ra tôi muốn nói what love is]. Ở đây Balzac đặt nó trong một tam giác: tình bạn, tình yêu và một tình nữa bao hàm tất cả: tình người, mà ở đây là lòng biết ơn [cách đây mấy năm bản dịch Những vinh nhục của César Birotteau của Mặc Đỗ xuất hiện trở lại, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra lòng biết ơn, vô ơn, đền ơn, báo oán, bội bạc sẽ là cốt yếu trong Vở kịch con người]. 3 nhân vật trong Nàng tình nhân hờ tôi đều rất thích, họ ghi dấu ấn theo các cách rất riêng: Adam - người chồng chính bởi tình huống với đại uý Paz "bạn cho cuộc sống, cho cái chết"; Clémentine - người vợ thì khỏi nói rồi, đọc là thấy phụ nữ đẹp, tinh rất đàn bà [với tôi mà nói, cứ phụ nữ đẹp là ghi điểm :))), thiếu cái gì thì hay... cái đó] và đại uý Paz thì tất nhiên, có người cần yêu và được yêu, lại cũng có người chỉ cần yêu dẫu ngay cả yêu trong im/câm lặng
"tình bạn không biết tới những phá sản của tình cảm và tụt dốc của khoái lạc. Sau khi đã trao đi nhiều hơn những gì nó có, cuối cùng tình yêu sẽ cho đi ít hơn những gì nó nhận về"
"phụ nữ nhìn thấy mọi thứ hoặc không thấy gì hết, tuỳ thuộc vào cấu hình tâm hồn họ: tình yêu là ánh sáng duy nhất của họ"
[mindset giới ở đây này :)))), Nietzsche có nói gì í nhỉ, sau này Simone de Beauvoir cũng phân tích trong Giới nữ/Giới phụ; đợt đọc vệt dài Thanh Tâm Tuyền tháng 4 vừa rồi, trong vở kịch Cửa đêm, nhân vật người mẹ cũng dạy con gái mình, có một ý, đại ý: đối với phụ nữ thì tình yêu là tất cả cuộc sống của họ, nhưng với đàn ông thì tình yêu chỉ là một phần nào đó. Trông tôi thế thôi, nhưng tôi lại rất hay đoán đúng về một tạng đàn ông, bỗng họ tự nhiên bỏ bê tất tật thì điều đầu tiên tôi bào chữa cho họ sẽ là "chắc lại bạn gái rồi yêu đương thế nào đấy"; khi anh bạn tôi nói về một anh chàng tự nhiên lặn không sủi tăm, tôi bảo "thì chắc bạn gái, tình yêu thế nào đấy", anh bạn tôi bảo "kể cả thế thì cũng không thể thế này được", tôi chỉ cười lém lỉnh nhìn đi chỗ khác vì tôi biết, với những gì tình yêu gây nên, tạo ra hay tàn dư, để lại thì không gì là không thể thế này hay thế kia được]
tôi là người rất ghét việc đọc bị gián đoạn bởi chú thích. Khi Những vinh nhục của César Birotteau xuất hiện trở lại, một trong những trở ngại khi đọc của cá nhân tôi là các chú thích, phải nói là ghét thậm tệ, đến mức tôi tưởng tôi quẳng sách sang bên đỡ phải đọc; đến Nàng tình nhân hờ cũng vậy, trong khoảng 5 trang đầu thôi, mở màn ra mắt một vài nhân vật mà có đến khoảng hơn 30 chú thích, tôi phải cố nhẩm thần chú: cứ tiếp tục đọc, cuộc đọc Balzac sẽ là như vậy, hãy nhớ đến những trải nghiệm gặp gỡ Balzac trước đây, cứ tiếp tục rồi đâu khắc vào đó; vậy là tôi tiếp tục theo cách tôi đã kinh nghiệm trước đấy. Tức là, khi đã có một lần kinh nghiệm rồi, sẽ hiểu và nhận ra: chính các chú thích đang kể không chỉ một câu chuyện, mà nhiều [tuyến], song hành với câu chuyện mình đang đọc, và nó chính là các từ khoá, chìa khoá mở cánh cửa trong cuộc đọc, nhất là đọc Balzac. Và cách đọc của tôi trong khoảng 1 năm gần đây là cứ tận hưởng, hưởng thụ việc đọc liền mạch không dừng lại bởi chú thích, bất kể đọc gì, hiểu thì hiểu mà không hiểu thì cũng cố mà hiểu hoặc lờ mờ đoán [chắc đoán mò đọc ngoại văn nhiều thành quen (lười tra từ, để dành tra cả thể hoặc lúc tra từ mà thấy hoá ra từ đó đúng như mình đoán thì nó như một thú vui khác vậy)] rồi khi đọc hết 1 chương 1 trường, thậm chí nửa quyển hay cả quyển thì lật chú thích đọc rồi lật trở lại sách để lồng vào phông cảnh chung của chú thích đó. Một cách reread. Có lẽ chính vì vậy, tôi thích chú thích để hết cuối sách hơn là cách để chú thích ngay cuối mỗi trang có chú thích của phần lớn sách hiện nay. Thích cả index sách nữa, có lẽ là một dạng cải đạo của cá nhân tôi trong hơn 1 năm qua, thuộc dạng yêu những gì mình từng ghét [có điều mắt kém nên chú thích đánh số nhỏ, lúc lật trở lại tìm thì như chơi trò tìm số hồi đi học]
ps. hồi đọc Vĩnh biệt của Balzac tính lấy tên Tình yêu nhưng đã lấy Vĩnh biệt; cuối cùng đến Nàng tình nhân hờ thì lấy tên Tình yêu thật, dù tự nhiên đến đây lại muốn lấy Tình hờ, có nên đổi tên 🙂
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét