Tạm biệt thầy Chips là một câu chuyện giáo dục, bối cảnh ở Anh cuối thế kỷ 19 đầu 20 được James Hilton viết dựa trên những trải nghiệm cá nhân thời niên thiếu với hình mẫu người thày, ngôi trường có thật. Đây cũng là một tác phẩm rất Anh, ở tính sương mù trong kết cấu truyện, giọng văn miêu tả có phần lạnh, bàng quan của đảo [không đất liền]. Tôi thấy mình xưa giờ vẫn vậy, sao hợp cái cổ lỗ bảo thủ, tẻ nhạt ảm đạm như sương mù ngoài đảo của người Anh thế
thày Chips là giáo viên đáng kính dạy môn tiếng La tinh - một ngôn ngữ được xem là tử ngữ từ thế kỷ 19; trong truyện có đoạn thoại rất hay, giữa thày Chips với vị hiệu trưởng trẻ tuổi về cách thày dạy và tại sao thày không thay đổi cách dạy bị cho là lạc hậu không còn đúng với giáo dục tân tiến thế kỷ 20. Nhưng chính tính chất bảo thủ này của người thày mà người phụ nữ vợ thày Chips - nguồn độc sáng, có tác động tích cực đến thày về sự cởi mở trong tư duy sau này tạo nên những suy nghĩ có phần khác thường của thày: những suy tư về phẩm giá và lòng độ lượng ngày càng trở nên hiếm hoi trong một thế giới đảo điên [bối cảnh truyện có giai đoạn gắn với Thế Chiến I]. Thày Chips chính là biểu tượng của ngôi trường cổ kính Brookfield, một người đàn ông không con có hàng ngàn đứa con ở ngôi trường mình đã gắn bó từ lúc còn là một thanh niên mới đứng lớp phải tỏ ra khó tính để thiết lập kỷ luật với học trò cho đến tận buổi sáng ngày mà thày qua đời ở tuổi đã rất già như một người bạn, người anh lớn của các lứa học sinh trường Brookfield
giáo dục như là cách các biểu tượng hình thành nên, chính là như vậy, nó tạo nên cho con người ta ý thức sáng tạo một cách tự do những điều tuân theo cảm tính, một cách tự nhiên gắn ý luận, tinh thần của mình vào với hình thức, hình ảnh mà ta tri nhận. Từ đó, cá nhân có cảm năng. Hành trình học tập của mỗi người, trên con đường này, trong thế giới này, khi rơi rụng, trôi dạt đi hết, cái còn lại mới chính là cốt lõi và thành quả của giáo dục: sự tri nhận, cảm tri về tất tật mọi sự chung quanh. Lúc ấy thì mới về nhà
Tạm biệt thầy Chips là món quà một tiểu iêu tặng tôi 20.11 vừa rồi, năm ngoái 20.11 nó tặng 3 quyển Những cảnh đời tỉnh lẻ [mà lúc vội tôi đã hiến sang nhà bạn, đợt lâu bảo mang bộ ở nhà sang đổi lấy bộ có lời đề tặng về mà quên]. Tôi không cần đính chính rằng mình không làm nghề giáo vì việc này ai cũng biết, ngữ tôi thì học hành dạy dỗ gì :))) nghề mà tôi sợ nhất chính là nghề giáo, công việc hãi nhất là làm thày là dạy học. Nhưng tinh thần của người tặng cho rằng "chị đã chỉ bảo, khuyến khích và đồng hành cùng em qua nhiều kinh nghiệm. Nên là, chuyện nó là như thế"
con mắt tôi không thích nhân vật thày Chips đầu truyện, có lẽ sau khi thày gặp người phụ nữ thời gian ngắn sau đó trở thành vợ thày, người có tác động căn cốt khiến thày Chips trở thành một thày Chips sáng tạo trong tư duy thì tôi thích hơn. Tôi vốn là người không thể tìm được tiếng nói chung với thày cô giáo hay hoà nhập với môi trường giáo dục trong suốt những năm tháng gọi là đi học/đến trường [thậm chí kể cả môi trường giáo dục đó là gia đình và thày cô là bố mẹ, người lớn trong nhà], ghét cay đắng trường lớp nên không bao giờ có chuyện đi họp lớp hay về thăm thày cô trường lớp, thế nên không tính đọc Tạm biệt thày Chips, nhưng vì mấy nay quyển sách nó gần tay, lại đang nghỉ giải lao giữa các trang ngoại văn nên tôi đọc đổi gió, gió sương mù ở đảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét