Delicate! why so xờ tiu pít? "Ngốc, nghếch, cáu, quên, nghịch, ngang, ngổ ngáo" / "Ăn khi thấy đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Và nếu ôm vào lòng thì cũng nồng ấm như bao người".
17.6.18
Tròn méo
Bạn nào hay xem phim Nhật thì thế nào cũng xem Confessions rồi, mình xem 4-5 năm trước thì phải. Phim được chuyển thể dựa trên Thú tội của Minato Kanae. Mình thích phim, lia máy chậm, ánh sáng ấn tượng, cách kể chuyện của phim rất súc tích và bàng quan, sự bàng quan này trong văn học, điện ảnh Nhật Bản luôn sắc nét
Câu chuyện về hai cậu học sinh lớp 7 gây ra cái chết của cô bé 4 tuổi, con gái cô giáo chủ nhiệm lớp, được kể trong Thú tội qua 6 chương, mỗi chương là một góc nhìn, một lời thú tội / xưng tội của nhân vật chính trong chương ấy. Tất cả các nhân vật đều vừa là nạn nhân vừa là kẻ tội đồ méo mó trong bi kịch.
Điều mình kinh ngạc nhất là kẻ giảng đạo cũng là kẻ truyền đạo đồng thời là người giận dữ méo mó nhất trong truyện, làm sao có thể sống với sự căm giận bệnh hoạn như thế, mà đúng ra phải là sự căm giận đến mức độ nào mới nuôi dưỡng người ta bền bỉ sống cùng nó 🙂, trong một cái vỏ tròn nhưng méo vượt trội, tròn gì mà lại tròn méo :))
Phim với mình thực sự ấn tượng, truyện và phim có nhiều chi tiết thay đổi cảm quan của người đọc, người xem về các nhân vật nhưng cách kể của truyện dù trong mỗi chương có chi tiết nòng cốt khắc họa rõ nét sự méo mó của kẻ thú tội ở chương ấy nhưng hành văn lặp lại nhiều, và thực sự không lôi cuốn như mình kỳ vọng, không đắt. Đọc truyện xong mình thêm yêu đạo diễn phim 🙂 Mình rất ưng phiên bản điện ảnh nhưng vẫn đọc truyện vì tò mò và vì đây là chủ đề mình quan tâm, tâm lý của bọn trẻ, mà tâm lý thì chỉ ngôn ngữ văn học mới nói được đủ đầy
‘những đứa trẻ và tại sao’, một chủ đề của tình thương méo mó, kỷ luật méo mó, giáo dục méo mó và lòng tin méo mó... sống luôn là có lỗi với ai đó nằm ngoài khả năng nhận biết của mỗi người, chưa nói đến ghét, thậm chí yêu thương ‘sai’ cũng là dạng tội lỗi kéo theo nhiều hệ lụy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét