Công lý thảo nguyên là một tiểu thuyết trinh thám được viết bởi tác giả người Pháp Patrick Manoukian dưới bút danh Ian Manook, giọng văn và mạch truyện mang đậm màu sắc điện ảnh Mỹ lồng trong bối cảnh tội ác diễn ra ở Mông Cổ. Quyển tiểu thuyết hiếm hoi miêu tả về văn hóa, lối sống, ẩm thực, tâm linh truyền thống lâu đời của các hậu duệ Thành Cát Tư Hãn – một Mông Cổ của thế kỷ 21 với nhiều chuyển dạng về chính trị, kinh tế, cũng như văn hóa hiện đại – truyền thống giao tranh,
Chất liệu trinh thám Mỹ, mạch truyện nhanh, nhiều tình tiết giật gân, đường đạn cú ra đòn lạnh mùi máu khốc liệt nhưng các chương cuối hơi rườm rà và không thực sự ấn tượng. Tất cả đều ở mức tầm tầm vừa miệng ăn. Đúng như tên truyện, dù quá trình điều tra, chứng cứ buộc tội đều dựa trên khoa học hình sự nhưng cách hành động đi tìm công lý của nhân vật điều tra phá án và đồng nghiệp thì đậm chất thảo nguyên, dựa trên những nguyên tắc truyền thống du mục tựa như con người nhỏ bé hữu hạn đứng trước không gian lộng gió bao la và hùng vĩ, có lẽ chính bởi yếu tố anh hùng ca ấy mà những chương nhân vật cảnh sát trưởng Yeruldelgger ra tay dọn dẹp đống rác rưởi được viết có phần cliché, gồng và tâng quá mức so với mạch truyện chung
Tôi ấn tượng với những đoạn viết rất hay về đời sống trên thảo nguyên, những tín ngưỡng và đặc biệt là giấc mơ. Giấc mơ không thuộc về những người mơ thấy nó hay giải nghĩa nó, nó là mối liên hệ vô hình giữa các linh hồn và những trái tim. Tôi không tin vào những điều mê tín hay thuật bói toán, trắc nghiệm tâm lý… nhưng tôi tin vào những kết nối bí ẩn chưa được lý giải ở trong chính mỗi người hoặc thậm chí là những gì ta còn chưa biết. Giấc mơ không phải bói toán hay tiên tri, giấc mơ nói với ta những điều ta chưa dám thú thực với chính mình, những chi tiết bị vùi lấp, những trực cảm, linh cảm thoáng qua, những suy diễn bị kìm nén vì điều này điều khác và nó sắp xếp tất cả những điều ấy, diễn giải theo cách thức mà ta biết nó vẫn nằm ở đấy, có sẵn trong ta nhưng ta chưa biết cách khơi dậy, và nó tái hiện bằng ngôn ngữ, bằng logic khác với logic khi ta thức ta không mơ. Điều tiên quyết là, ta sẽ làm gì từ những giấc mơ ấy [Người Mông Cổ không kể lại giấc mơ của họ ;)]
Cái chết nếu không đuổi kịp mỗi người, nếu không quật ta tơi tả bầm giập bẻ gãy ta về thể chất, ta ngã xuống kệt quệ bải hoải cả về tinh thần thì nó sẽ không dạy ta cách tái tạo bản thân và tìm lại chính mình. Thế giới phải phá thì thế giới mới thành. Nhân vật cảnh sát trưởng Yeruldelgger là điển hình cho điều này.
P/s: Hôm trước xem The way back, về cuộc đào tẩu của tù nhân trốn trại cải tạo quân đội Xô Viết từ Siberia vượt qua dãy Himalaya đến Ấn Độ, hành trình của họ qua Mông Cổ trong thời kỳ rối ren chính trị, quyển tiểu thuyết này cũng đảo qua Mông Cổ giai đoạn ấy, và có đoạn ngắn các nhân vật tai to mặt lớn của chính phủ đứng sau hoạt động mua bán đất công rồi chuyển nhượng lại cho các tập đoàn lớn ăn chênh lệch, Vũ Nhôm nhẻ
Chất liệu trinh thám Mỹ, mạch truyện nhanh, nhiều tình tiết giật gân, đường đạn cú ra đòn lạnh mùi máu khốc liệt nhưng các chương cuối hơi rườm rà và không thực sự ấn tượng. Tất cả đều ở mức tầm tầm vừa miệng ăn. Đúng như tên truyện, dù quá trình điều tra, chứng cứ buộc tội đều dựa trên khoa học hình sự nhưng cách hành động đi tìm công lý của nhân vật điều tra phá án và đồng nghiệp thì đậm chất thảo nguyên, dựa trên những nguyên tắc truyền thống du mục tựa như con người nhỏ bé hữu hạn đứng trước không gian lộng gió bao la và hùng vĩ, có lẽ chính bởi yếu tố anh hùng ca ấy mà những chương nhân vật cảnh sát trưởng Yeruldelgger ra tay dọn dẹp đống rác rưởi được viết có phần cliché, gồng và tâng quá mức so với mạch truyện chung
Tôi ấn tượng với những đoạn viết rất hay về đời sống trên thảo nguyên, những tín ngưỡng và đặc biệt là giấc mơ. Giấc mơ không thuộc về những người mơ thấy nó hay giải nghĩa nó, nó là mối liên hệ vô hình giữa các linh hồn và những trái tim. Tôi không tin vào những điều mê tín hay thuật bói toán, trắc nghiệm tâm lý… nhưng tôi tin vào những kết nối bí ẩn chưa được lý giải ở trong chính mỗi người hoặc thậm chí là những gì ta còn chưa biết. Giấc mơ không phải bói toán hay tiên tri, giấc mơ nói với ta những điều ta chưa dám thú thực với chính mình, những chi tiết bị vùi lấp, những trực cảm, linh cảm thoáng qua, những suy diễn bị kìm nén vì điều này điều khác và nó sắp xếp tất cả những điều ấy, diễn giải theo cách thức mà ta biết nó vẫn nằm ở đấy, có sẵn trong ta nhưng ta chưa biết cách khơi dậy, và nó tái hiện bằng ngôn ngữ, bằng logic khác với logic khi ta thức ta không mơ. Điều tiên quyết là, ta sẽ làm gì từ những giấc mơ ấy [Người Mông Cổ không kể lại giấc mơ của họ ;)]
Cái chết nếu không đuổi kịp mỗi người, nếu không quật ta tơi tả bầm giập bẻ gãy ta về thể chất, ta ngã xuống kệt quệ bải hoải cả về tinh thần thì nó sẽ không dạy ta cách tái tạo bản thân và tìm lại chính mình. Thế giới phải phá thì thế giới mới thành. Nhân vật cảnh sát trưởng Yeruldelgger là điển hình cho điều này.
P/s: Hôm trước xem The way back, về cuộc đào tẩu của tù nhân trốn trại cải tạo quân đội Xô Viết từ Siberia vượt qua dãy Himalaya đến Ấn Độ, hành trình của họ qua Mông Cổ trong thời kỳ rối ren chính trị, quyển tiểu thuyết này cũng đảo qua Mông Cổ giai đoạn ấy, và có đoạn ngắn các nhân vật tai to mặt lớn của chính phủ đứng sau hoạt động mua bán đất công rồi chuyển nhượng lại cho các tập đoàn lớn ăn chênh lệch, Vũ Nhôm nhẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét