Delicate! why so xờ tiu pít? "Ngốc, nghếch, cáu, quên, nghịch, ngang, ngổ ngáo" / "Ăn khi thấy đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Và nếu ôm vào lòng thì cũng nồng ấm như bao người".
28.2.18
Cá [tiếp]
Kể chuyện về cuộc sống của cá, quyển sách đi sâu vào các đặc tính sinh học của cá được viết cách đây gần 50 năm, khi mà nan đề ô nhiễm môi trường cũng như các tác động gây biến đổi hệ sinh thái biển chưa trở thành lốc xoáy như hai thập niên vừa qua. Và Khi loài cá biến mất, được viết trong những năm gần đây khi trái đất đã nóng lên 1-2 độ C, "thủy triều đỏ" đã không còn xa lạ, tuyệt chủng thương mại và tuyệt chủng sinh học đã rất gần nhau... những diễn giải được đi từ thực tế cuộc sống sinh học của cá và tập tính của chúng dưới tác động của biến đổi môi trường sống dựa trên Nguồn gốc các loài của Darwin rất đáng lưu tâm. [cách trình bày về đời sống của cá của Mark Kurlansky theo thuyết tiến hóa vô cùng dễ hiểu, các bạn nhỏ chắc sẽ mê lắm]
Mình không đọc nó như một hồi chuông báo động về căn bệnh thế kỷ ô nhiễm môi trường vì mình biết sự ngu xuẩn của Homo sapiens chưa đạt cực thịnh đâu :). Homo sapiens quan tâm rì nếu thế giới không có cá chứ .I.
Tội nghiệp lớp cá, cùng ngành có xương sống với bọn người nhưng bị bọn người cho ra rìa với suy nghĩ chúng bay sống dưới nước, bọn tao sống trên cạn, quan tâm tới lớp động vật có vú thôi là quá thừa rồi, mà thực ra thì bọn người chả quan tâm đến bố con thằng nào ngoài những gì mà ló cho là văn minh, trong khi cbn, nền văn minh quỷ ám.
20.2.18
Cá
Mình mua quyển sách này của em Cần [Húê] cách đây 4 năm vì phải lòng cái bìa sách chứ lúc mua cũng không biết bao giờ mới sờ mó tới chứ chưa nói là đọc :p. Lúc nhận hàng mở bọc sách ra, sách khổ 10.5 * 16cm nhỏ nhắn, chất giấy nhẹ, mịn, hơi nháng bóng mờ, các trang minh họa giấy hồng, xuất bản năm 1989 [nxb Mir] song gần như mới tinh. Đọc lướt thì mới ồ với à hóa ra là sách khám phá sinh vật biển. Thế là mình tủm tỉm nhủ thầm may mắn quá, mình thật may mắn.
Tác gỉa I. F. Pravdin là nhà ngư loại học, ông sắp xếp viết về các loài cá theo chủ điểm nên rất dễ tiếp cận, hấp dẫn, nhiều minh họa kèm chú thích. 200 trang sách khổ nhỏ vẽ ra thế giới của cá những tưởng vốn chỉ sống ở trong nước, thì hóa ra còn có thể bay trên không như cánh diều [250m chẳng hạn], bò trên cạn, leo cành cây [mình từng nói với đứa bạn là mình nhớ có cá leo cành cây nhưng nhất thời chưa nhớ ra tên, gìơ nhớ rồi, cá nác], hay cá bơn lúc sinh ra thì hai mắt ở hai bên, mình thuôn dài như mọi cá khác nhưng trưởng thành thì mình bẹt lại và hai mắt trượt lên gần nhau tụ lại ở đầu, rồi cá thè be đẻ nhờ vào vỏ trai và hến xong xuôi thì thu vòi tung tẩy đi chơi, rồi cá bám thì đầu nó có khả năng bám chặt vào vật khác nên nó được dùng như công cụ đánh bắt ba ba [buộc đuôi nó vào dây và cứ thế đưa xuống vùng có nhiều ba ba], rồi thì cá bống mistictic dài cỡ 1-1.5cm là động vật có xương sống bé nhất hành tinh; rồi phổ sống của cá rộng, sống trong nước băng gía và cả trong nước nóng như nước sôi, sống ngay lớp nước mặt và cả ở đáy đại dương; chúng cũng nhìn, nghe, nói chuyện, nhận biết mùi, và cất tiếng oách như ai.
Mình mới đi kỹ được 2/3 sách, 1/3 sau đọc lướt, đến đoạn phân tích hàm răng cá mập, sợ quá đóng sách lại luôn đi ăn bim bim xả xì chét >"<
[Quả tình là cá ở khắp mọi nơi, cũng như gái đẹp nhiều như rươi, thế nên thính everywhere nhở :v]
19.2.18
Phần lớn các bài trong tập thơ này mình đều thích ý thơ qua bản dịch, nhưng không thích bản dịch thơ :v, vì mình chỉ còn ngửi ra tính nhịp điệu của thơ người dịch. Rõ ràng là dịch nuột nhưng nuột để làm gì khi không còn nhịp điệu của Heinrich Heine. Tựu chung lại cũng là vì mình ngu thì trết bệnh tật gì :v, ai bảo không biết tiếng Đức. Một trong những lần muốn cào đầu bứt tóc vì không biết nhiều ngoại ngữ
Đây là Ein Fichtenbaum steht einsam của Heinrich Heine, qua bản dịch Quang Chiến (nằm trong tập song ngữ Đức - Việt) và Thái Bá Tân (mình đọc trên mạng, thấy ghi chú dịch từ tiếng Anh và Nga)
1, Quang Chiến dịch
Cây tùng phương Bắc
Một cây tùng phương Bắc
Cô đơn trên đồi cao,
Lạnh lùng băng tuyết phủ,
Tùng chìm vào chiêm bao.
Tùng mơ thấy cây cọ
Nơi miền Đông xa xôi,
Bên sườn non cháy nắng
U buồn và đơn côi.
2, Thái Bá Tân dịch
Miền Bắc, có cây thông...
Miền Bắc, có cây thông
Một mình trên núi vắng
Đang thiu ngủ mơ màng
Dưới chiếc chăn tuyết nặng.
Nó nhớ cây cọ xanh
Tận phương Nam gío lộng
Cũng đang khóc một mình
Giữa bốn bề cát nóng.
18.2.18
Thiên Môn chi tâm
Tập 5 tức tập áp chót của Thiên Môn hệ liệt, may quá nó không thảm hại như tập 4 Thiên Môn chi uy. Xem ra có thể trông đợi vào cái kết [thở phào nhẹ nhõm, suýt chút nữa đã bỏ ngang bộ này]
Dự định Thiên môn chi tâm là quyển kết năm mà bận việc quá nên nó lại thành quyển mở bát năm mới; thôi thì quyển sách đọc xuyên qua hai năm hay vài chục năm đâu có phải là việc xưa nay hiếm nhẻ, rách việc quá, kệ ló đi >"<
10.2.18
Trong xưởng mộc
Ai yêu thích thằng nhóc Emil của Astrid Lindgren đều biết mỗi
khi nó gây ra sự vụ rối loạn nào xong thì đều bị người lớn tống vào xưởng mộc,
thậm chí thằng bé có lần rất biết thân biết phận tự chạy tống chạy tháo vào xưởng
mộc và chốt cửa trong để tránh bom rơi đạn lạc của người lớn chuẩn bị trút vào
nó :)). Người lớn cho rằng tống thằng bé vào xưởng mộc là để nó suy nghĩ, là sự
trừng phạt, là để nó ăn năn, là tách nó để khỏi lây lan cái nhũng nhiễu, là để
nó buồn chán trết thôi, là cho khuất mắt vân vân vân. Và thằng bé ở trong xưởng
gỗ lại phải suy nghĩ làm gì cho đỡ buồn chán. Và tất nhiên người ta chẳng cần
phải ngồi suy nghĩ lâu quá làm rì, chán phèo í mà ;)
Nó ngồi trong xưởng mộc trốn thoát khỏi sự buồn tẻ mà người
lớn ban phát “đến khi nào con nghĩ thấu đáo về những trò nghịch ngợm ngu ngốc của
con thì con sẽ không lặp lại trò đó nữa”. “Nghịch ngợm”, “ngu ngốc” thì làm sao
mà có thể lặp lại như cũ được nhiều, nhất là với Emil, đứa trẻ không bao giờ lặp
lại trò nghịch ngợm lần thứ hai; nó tìm ra trò mới :p. Ở xưởng mộc nó đẽo gọt
tượng gỗ hình người ngộ nghĩnh, một cách thoái thác, chuyển hóa sự buồn tẻ.
Sự chuyển hóa buồn tẻ này ta tiếp tục bắt gặp ở Claus (Santa
Claus) của L. F. Baum trong Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Santa Claus, món
đồ chơi đầu tiên Claus làm ra vào một ngày đông tuyết rơi, Claus không thể đi
vào làng chơi với lũ trẻ, ngồi trước đống củi đỏ lửa chàng nhặt lên một khúc gỗ
và bắt đầu đẽo gọt bằng con dao sắc của mình. Chẳng nghĩ gì ngoài giết thời
gian, vừa huýt sáo hát cho mèo nghe vừa loại bỏ từng thớ gỗ nho nhỏ. Cuối cùng
người và mèo bên bếp lửa đã biến khúc gỗ dần trở thành chú mèo gỗ. Món đồ chơi
đầu tiên Santa Claus làm cho trẻ con đã xuất hiện như thế đấy <3 p="">
Claus tất nhiên đã thành Santa Claus tồn tại cùng các vị thần
để duy trì và tô điểm thế giới. Quay lại với Emil :). Emil sau này cũng trở
thành một người đàn ông tốt, tốt nhất làng Lonneberga.
Vậy đấy, ngay cả những đứa trẻ tệ nhất, nghịch ngợm, xấc xược
hay hư hỏng nhất vẫn có thể trở nên đàng hoàng theo thời gian. Nghĩ như vậy đi,
sử dụng năng lực tưởng tượng đi cho nó dễ sống, lạc quan nhỉ :)
Tôi nghe làng Lonneberga nói với nhau rằng, thằng bé đã làm
ra 369 tượng gỗ. Không tệ chút nào cái thằng ranh chuyển hóa sự buồn chán Emil
moa moa moa chụt chụt chụt <3 p="">
3>
p/s: Em iêu Kim Đồng <3 p="">
3>
3>2.2.18
Tồn tại là lẽ sống
[là ta, lúc này, ở đây]
Ngày bé mình có một nỗi băn khoăn khổ sở, khổ sở thật í nhé, mình nghĩ mãi, nghĩ mãi từ bấy tới giờ rằng, hẳn con người phải có lý do nào đấy cho việc sống trên đời chứ nhỉ. Và chính vì nghĩ mãi nghĩ mãi mà rất nhiều khi vì hồi hộp tò mò và mệt mỏi về nỗi băn khoăn khổ sở ấy, mình thường mong đến 70 tuổi quách đi, nhanh đi, đến tuổi đó để có cả một khoảng dài thời gian quay lưng nhìn lại biết lý do ấy là gì hoặc để nhanh đến lúc có thể sẽ lờ mờ biết. Đời người lẽ nào chỉ sinh ra rồi lớn lên, lấy vợ/chồng, có con, già đi, bận bịu với bữa ăn giấc ngủ mỗi ngày và đi về phần mộ trong sự bận rộn ấy. Bi ai bi ai, không thể chịu được cái cuộc đời này :p. Mình đã nguyện sống với băn khoăn khổ sở của mình từ lúc ấy dẫu mình biết có thể đến tàn hơi cuối cùng cũng không có lời đáp, cũng như, rất nhiều việc mình đã chọn một con đường khác, một phiên bản khác để đi, để biết ngoài lẽ “mọi người” ấy ra thì là gì. Mình đã nguyện như vậy đấy.
Cá hồi của Ahn Do-Hyun là một tiểu thuyết như truyện ngụ ngôn mượn đời sống của cá hồi để diễn giải cũng như đặt những câu hỏi cửa ngõ cho mỗi người đọc: cá hồi chúng tôi ngược nguồn đẻ trứng là tối thượng, vậy còn anh, đâu là lẽ sống tối thượng của đời anh :p. Một cuốn tiểu thuyết mỏng viết rất khéo về những ẩn dụ, vừa miệng ăn, bạn có thể nói nó kitsch nhưng bạn không thể dối lòng mình rằng nó cũng làm bạn bỗng dưng băn khoăn chột dạ: ờ, sinh ra mình đã mang nỗi bất hạnh tất dĩ là không bao giờ thực sự biết bản thân mình trông thế nào, rồi giờ lại giật mình không biết mình vẫn đang ở đây hay mình đã đi lạc ra đâu đó rồi :). Sự buồn tẻ và cô độc của cuộc sống thinh lặng kích thích tinh thần sáng tạo và khả năng định vị của mỗi cá nhân nhưng để nhìn nhận thực sự rõ thì phải dùng đến con mắt trông ngang để nhìn ra xung quanh bình đẳng và cả năng lực tưởng tượng nữa [năng lực này quan trọng lắm]. Nói như Cá hồi thì đó là “con mắt tâm hồn. Con mắt khao khát nhìn những gì không thấy được, bởi vậy mà nhìn thấy được cả những điều không hiển hiện”
Cuộc sống vốn là thứ không sao chịu đựng nổi nhưng vẫn phải cố chịu đựng, nhất định phải sống cho đến cùng và năng lực tưởng tượng chính là sức mạnh để đi đến tận cùng thế gian này. Dòng sông chảy xuôi hạ lưu là để cho cá hồi ngược lên nguồn, sông vừa chảy vừa chỉ dạy cho cá hồi cách ngược lên nguồn, nhiệt độ, dòng chảy và cả lý do vì sao phải ngược sông, ngược lên nguồn có nghĩa là đi tìm kiếm thứ bây giờ không nhìn thấy, có thể là hy vọng ước mơ và cũng có thể là không phải vậy. Đẻ trứng là việc vô cùng quan trọng, vương lại một cái gì đó trước khi lặng im nhìn cái chết đến và đi cũng vậy, nhưng quan trọng hơn tất thảy là trên con đường để về nguồn đẻ trứng ta tự mình tìm ra ý nghĩa của việc ấy với riêng mình.
Việc quan trọng vốn dĩ là việc quan trọng nhìn tổng thể thấy ngay nó là việc quan trọng nhưng tất cả ý vị nằm trên con đường đi đến nó.
p/s: Mình thích tư duy văn học của các cây viết Hàn Quốc, ý tưởng của họ sáng tạo, đôi khi là những nội dung cũ mèm nhưng vẫn tỏa hào quang sáng tạo rất riêng. Nhiều lúc mình nghĩ, họ cứ nghĩ mãi nghĩ mãi về những nội dung tưởng “cũ mèm” thế này nên họ mới phát điên với suy nghĩ của mình à? Thế cho nên tỉ lệ tự tử ở Hàn mới đầu bảng thế giới những năm gần đây?
Cá hồi của Ahn Do-Hyun là một tiểu thuyết như truyện ngụ ngôn mượn đời sống của cá hồi để diễn giải cũng như đặt những câu hỏi cửa ngõ cho mỗi người đọc: cá hồi chúng tôi ngược nguồn đẻ trứng là tối thượng, vậy còn anh, đâu là lẽ sống tối thượng của đời anh :p. Một cuốn tiểu thuyết mỏng viết rất khéo về những ẩn dụ, vừa miệng ăn, bạn có thể nói nó kitsch nhưng bạn không thể dối lòng mình rằng nó cũng làm bạn bỗng dưng băn khoăn chột dạ: ờ, sinh ra mình đã mang nỗi bất hạnh tất dĩ là không bao giờ thực sự biết bản thân mình trông thế nào, rồi giờ lại giật mình không biết mình vẫn đang ở đây hay mình đã đi lạc ra đâu đó rồi :). Sự buồn tẻ và cô độc của cuộc sống thinh lặng kích thích tinh thần sáng tạo và khả năng định vị của mỗi cá nhân nhưng để nhìn nhận thực sự rõ thì phải dùng đến con mắt trông ngang để nhìn ra xung quanh bình đẳng và cả năng lực tưởng tượng nữa [năng lực này quan trọng lắm]. Nói như Cá hồi thì đó là “con mắt tâm hồn. Con mắt khao khát nhìn những gì không thấy được, bởi vậy mà nhìn thấy được cả những điều không hiển hiện”
Cuộc sống vốn là thứ không sao chịu đựng nổi nhưng vẫn phải cố chịu đựng, nhất định phải sống cho đến cùng và năng lực tưởng tượng chính là sức mạnh để đi đến tận cùng thế gian này. Dòng sông chảy xuôi hạ lưu là để cho cá hồi ngược lên nguồn, sông vừa chảy vừa chỉ dạy cho cá hồi cách ngược lên nguồn, nhiệt độ, dòng chảy và cả lý do vì sao phải ngược sông, ngược lên nguồn có nghĩa là đi tìm kiếm thứ bây giờ không nhìn thấy, có thể là hy vọng ước mơ và cũng có thể là không phải vậy. Đẻ trứng là việc vô cùng quan trọng, vương lại một cái gì đó trước khi lặng im nhìn cái chết đến và đi cũng vậy, nhưng quan trọng hơn tất thảy là trên con đường để về nguồn đẻ trứng ta tự mình tìm ra ý nghĩa của việc ấy với riêng mình.
Việc quan trọng vốn dĩ là việc quan trọng nhìn tổng thể thấy ngay nó là việc quan trọng nhưng tất cả ý vị nằm trên con đường đi đến nó.
p/s: Mình thích tư duy văn học của các cây viết Hàn Quốc, ý tưởng của họ sáng tạo, đôi khi là những nội dung cũ mèm nhưng vẫn tỏa hào quang sáng tạo rất riêng. Nhiều lúc mình nghĩ, họ cứ nghĩ mãi nghĩ mãi về những nội dung tưởng “cũ mèm” thế này nên họ mới phát điên với suy nghĩ của mình à? Thế cho nên tỉ lệ tự tử ở Hàn mới đầu bảng thế giới những năm gần đây?