Delicate! why so xờ tiu pít? "Ngốc, nghếch, cáu, quên, nghịch, ngang, ngổ ngáo" / "Ăn khi thấy đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Và nếu ôm vào lòng thì cũng nồng ấm như bao người".
13.5.17
khi đêm buông
Một nhân vật của Italo Calvino có tên Người Đọc Thứ Bảy nhận định rằng: Thời xa xưa một câu chuyện có thể kết thúc theo hai cách, hoặc là sau khi vượt qua mọi thử thách hai nhân vật nam và nữ lấy nhau, hoặc là họ chết. Ý nghĩa tối hậu mà mọi câu chuyện đều gợi ra vốn dĩ có hai mặt: sự tiếp diễn của sự sống, sự không tránh khỏi cái chết
Dacia Maraini đi nước kết trong Nữ công tước Marianna Ucria theo hướng sự tiếp diễn của sự sống nhưng nằm ngoài cách quen thuộc, tức là không yêu hay tiếp tục yêu và giới hạn số phận của mình gắn với cá nhân đó như phần lớn nhân vật nữ trong tiểu thuyết (và cũng như cuộc đời này, phần lớn phụ nữ thường hành xử đời họ theo cách mẫu số chung ngay cả khi không tìm thấy hạnh phúc trong con đường chung ấy, lấy chồng sinh con và khép lại dần dần mọi tò mò về thế giới, khép lại việc mưu cầu, tìm kiếm niềm vui, sự bình yên từ trong chính sâu thẳm con người mình, cái nhân cốt lõi của mình, dường như với họ thế là đủ, ngay cả khi cảm thấy bất hạnh nhưng cũng không ngừng bó rọ mình trong bi kịch ấy), nhân vật nữ công tước của Dacia Maraini chọn ra đi để nhìn ngắm thế giới sau bao năm trốn mình trong những quyển sách, sự câm lặng của miệng, của đôi tai, của số phận như bao người phụ nữ cùng thời, lấy chồng rồi chồng già và mất, nhìn cuộc đời của con cháu mình tiếp diễn, và lại tìm thấy tình yêu của mình lần đầu trong đời ở tuổi không còn trẻ… thì bà chọn cách tiếp diễn sự sống của mình bằng ra đi, bằng cách lên đường lênh đênh. Tức là bước ra khỏi thế giới tưởng tượng, thế giới nhìn thấy của giới nữ. Đây là nước kết khiến tôi chú ý tới Daciai Maraini, dù nước đi này không mới (tôi không nhớ nó đã là nước đi của những nhà văn nào, nhưng chỉ biết rằng nó không mới với tôi) nhưng với câu chuyện rất nhiều nữ tính và đặc biệt đẹp ở sự trôi của thời gian qua người phụ nữ đã khiến tôi lưu tâm vô cùng. Để đọc Dacia Maraini thì phải nói nó xuất phát từ sự chú ý tới Alberto Moravia qua một tập truyện ngắn đặc biệt thông minh Những câu chuyện thời tiền sử, và tôi biết hai nhà văn gắn bó với nhau gần 20 năm, từ đấy mới đi lục tìm Nữ công tước Marianna Ucria sau 6 năm quyển tiểu thuyết nằm trong phòng không được mó tới thì tôi mới nhìn ra Dacia Maraini tuyệt vời như thế nào ;)
Hai quyển của Dacia Maraini có bản dịch ở VN (ảnh). Cảm ơn dịch giả Trần Thanh Quyết rất nhiều ạ.
Nếu ở tiểu thuyết Nữ công tước Marianna Ucria ta nhìn thấy một thế giới của nữ công tước từ lúc nhỏ bị mất đi tiếng nói của mình và âm thanh, sự câm lặng hoàn toàn về âm thanh đưa đến những cảm nhận về mùi hương được miêu tả đặc biệt đẹp, thế giới thinh lặng ấy được nữ nhân vật gửi gắm vào hết các trang sách trong thư viện của mình, bà ấy tưởng tưởng, mường tượng, vẽ nên thế giới từ những nhân vật, vùng đất, các quan niệm của các triết gia… ở chính trong vai trò người vợ, người mẹ, người bà, sau khi chồng mất là người tình và tiếp diễn cuộc sống bằng nước kết lên đường, ra đi lênh đênh trên biển ngắm nhìn và tìm hiểu thế giới với con tim làm đòn bẩy
thì ở tập truyện tranh Thế giới đêm của đồ chơi (nghĩ ngay đến Andersen vĩ đại của tôi), thế giới của cô bé Giulia gần 10 tuổi chỉ biết chúi mũi vào sách bỗng một đêm không ngủ trong căn phòng của mình được dựng dậy bởi các món đồ chơi mà cô đã thôi không chơi chúng từ lâu, cô bé bỗng tham gia vào thế giới ấy với cương vị ngang hàng với chú lính bằng gỗ, cô búp bê bằng vải len, người thổi sáo bằng dây cót, lão thương gia gãy rụng tơi bời… tất cả những hoạt động ấy được Dacia Maraini viết lại dưới dạng truyện tranh, như bà chứng kiến nó qua lỗ khóa (giống tên một tiểu thuyết hem hehe) mà trong đó, một đêm như bao đêm, thế giới bỗng nhiên xảy ra chuyện gì đó như một giấc ngủ mộng du của bé gái 10 tuổi, ở căn phòng quen thuộc của cô như bao ngày trước đó, cô không chỉ chứng kiến thế giới đồ chơi ấy tự tìm cách giải quyết với nhau mà cô tham gia vào cuộc nổi dậy của các món đồ chơi, cô hành động tìm kiếm và sửa đổi các giá trị về thế giới mà một cô bé 10 tuổi có thể có (giống Pippi của tôi quá <3 span="">3>)… Nó là sự không dừng ở nhìn thấy thế giới mà nhất định phải hành động, cho dù khi ánh sáng ló rạng, thế giới lại trở về là thế giới của cô bé 10 tuổi nói với mẹ, mẹ không tin, vẫn phải mẹ đánh thức dậy, hò đi học nào
Thế giới của giới nữ ở Dacia Maraini không chỉ dừng ở tưởng tượng, mường tượng, nhìn thấy mà nó còn phóng chiếu một sức mạnh, qua lỗ khóa căn phòng đọc sách, qua trang sách, là sự lao đi nhìn ngắm thế giới, tìm kiếm các giá trị, và người đọc lúc này đóng vai trò như người kể chuyện (tác giả) lại nhìn qua lỗ khóa theo dõi câu chuyện bắt đầu khi đêm xuống, khi thế giới lặng thinh rút vào lặng thinh và đóng lại khi bình minh len lên, khi thế giới lặng thinh nhưng xáo trộn không ngừng
Ps: cái này là sự chú ý của riêng tôi về Dacia Maraini, về thế giới tưởng tượng, thế giới nhìn thấy của giới nữ. Và mục đích cuối cùng là để Nữ công tước Marianna Ucria được chú ý lần nữa (tôi có viết một văn bản ngắn về tiểu thuyết nữ tính tuyệt vời ấy, cũng ở trong album này) mà tôi biết thừa là tình trạng vẫn sẽ như cũ thôi, rất ít người đọc Nữ công tước Marianna Ucria.
Tớ cảm ơn cậu rất nhiều, Đệ Anh <3 span="">3>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét