Khát được viết dàn trải trong khoảng tuổi 16-19 của ViLi - tuổi của những vọt trào, bộc vỡ, bật loé cảm xúc; con mắt nhìn mọi thứ là đôi con mắt ám tượng. Với tôi, thơ cần thế, từ những rạn vỡ khuôn thước tạo ra từ, nhịp, định hình thơ một cách thơ nhất. Đọc lại tập Khát, tôi như chạy lại lời thơ của cả album Nhật Thực [sáng tác Ngọc Đại trên ý thơ Vi Thuỳ Linh, ca sĩ Trần Thu Hà, hoà âm phối khí Đỗ Bảo (lúc ấy Đỗ Bảo vẫn đang học, hình như 17 tuổi Đỗ Bảo đã làm nghề rồi)], album không chỉ một bài hay một vài bài, ý thơ Vi Thuỳ Linh, mà tất cả, một tổng hoà của thơ nhạc [ViLi dùng chữ "liên tài"]
tập Đồng tử và ViLi in love được in song ngữ [trong đó ViLi in love song ngữ hoàn toàn]; ViLi là nhà thơ hiếm hoi có được nhiều ưu ái khi người dịch thơ là những tên tuổi lớn; Đồng tử song ngữ Việt - Pháp với dịch giả Dương Tường, Châu Diên và Cao Việt Dũng [lúc này anh Dũng có lẽ đang học ở Pháp]; ViLi in love song ngữ Việt - Anh với dịch giả: Dương Tường, Trịnh Lữ; ở ViLi tuỳ bút, bài viết giới thiệu của Vũ Khiêu do Uông Triều dịch, lời đầu sách ViLi viết do Nguyễn Chí Hoan dịch sang Anh ngữ
trong ViLi tuỳ bút bài tôi thích nhất và cảm nhận cá tính con người đời sống ViLi, không phải con người nghệ sĩ, rõ nhất là bài viết về Thời của đời yêu. Đây là tuỳ bút viết về Lưu Quang Vũ và mối tình với đối sánh tâm hồn thơ Vũ, hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền [con gái nhà văn Kim Lân, chị gái hoạ sĩ Thành Chương; người hoạ sĩ vẽ minh hoạ cho tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi; tôi giữ lại ảnh chụp bài viết, sẽ nhiều người cần, tôi để ảnh ở trên fb https://www.facebook.com/share/p/hGNnZr6zmKPrX5CJ/?mibextid=WC7FNe]; tôi từ chối nghe những ngôn tình LQV - XQ từ xưa vì tôi cảm nhận nó giả, thơ tình XQ đuội lắm, nó khác hẳn thơ LQV; sau này đọc Thời của đời yêu, ViLi viết, tôi nghĩ hoá ra đó là cái mình cảm nhận, ViLi nói về thơ XQ và có một ý này: "XQ không tự tin trong tình yêu, bà chỉ tự tin ở mảng thơ thiếu nhi" và [...], cả bài viết sẽ kể một câu chuyện về nhận định ấy; sau này nữa, một tiền bối kể với tôi, thì tôi hiểu; câu sau được lấy từ bài viết của tiền bối: "Rồi mọi chuyện kết thúc bằng cái chết. Kết thúc một lúc mấy kiếp người, nhưng cũng là kết thúc cả một tấn bi kịch chồng chéo. Cái chết oan nghiệt ấy, theo tôi, “dường như” là Thượng đế an bài cho Quỳnh, vào cái năm Quỳnh 47 tuổi ta, và Quỳnh đã mang được theo những gì quý giá nhất đời mình.
Còn Vũ, trước một chuyến đi không vé khứ hồi, nếu bảo chỉ được mang theo một, hai trong dăm bảy thứ quý giá nhất đời mình, thì ngoài thơ, chắc chắn, anh có thể chọn kịch, hoặc Mí đứa con nhỏ, hoặc thậm chí cô hay gã bạn nào đó, nhưng theo tôi, thực khó có thể là Quỳnh. Giờ đây nhiều năm sau nghĩ về bạn, tôi vẫn cho rằng, với một người như Vũ, “Yêu” không bao giờ là tội cả, dù nhiều dù ít, bởi họ đâu có lấy “yêu” để đạt tới một cái gì khác ngoài yêu" [Trần Hoàng Bách - BB của tôi]. Bác Bách [tôi hay gọi bác Bảo - Bảo Bảo] và ViLi có cùng cái nhìn về thứ quý giá nhất, chiếm vị trí tinh thần trong tâm hồn thơ Lưu Quang Vũ [trong câu chuyện của ViLi xuất hiện nhà văn Mạc Lân, là thày của bác Bách]; mà tôi nghĩ, con mắt nhìn ra điều này không ít, cái chết khép lại, cho phép người ta tưởng tượng các dấu vết và hư cấu chúng theo mọi góc nhìn khả thể
ps. 5 quyển trong ảnh gả đi Saigon, và sau chúng, tôi nghĩ mình muốn đi Cao Bằng một chuyến