16.4.21

ong. khi ong biến mất

 










những loài có tổ chức xã hội như kiến, mối, ong... thì câu chuyện về chúng cũng chính là câu chuyện về chúng ta - loài người. Albert Einstein có một câu ai ai cũng từng nghe: If the bee disappeared off the surface of the globe then man would only have four years of life left. No more bees, no more pollination, no more plants, no more animals, no more man. Và, vì rất nhiều người từng nghe, nên đừng quên Marla Spivak với why bees are disappearing - nhà côn trùng học, chuyên ngành ong và côn trùng xã hội; nhắc đến Marla Spivak vì bà luôn nhắc đến sự tương đồng tổ chức xã hội của côn trùng xã hội và loài người, ở bất cứ đâu


Lịch sử loài ong của Maja Lunde là ba câu chuyện xâu chuỗi nhau liên quan đến quyển sách Lịch sử loài ong - được viết như nhật ký nuôi ong của Thomas Savage, hậu duệ của một gia đình nuôi ong theo cách truyền thống. Câu chuyện xuyên suốt từ: 1, Anh năm 1852 nhà tự nhiên học William với tham vọng thiết kế thùng nuôi ong đến 2, Mỹ năm 2007 một người nuôi ong truyền thống kiên định trước ngành công nghiệp nuôi ong thụ phấn hiện đại và là chứng nhân của đợt CCD [Colony Collapse Disorder - Rối loạn sụt giảm bầy đàn] được ghi nhận gần như đầu tiên và 3, câu chuyện diễn ra ở Trung Quốc trong tương lai 2098 khi loài ong được cho là không còn tồn tại, Đào - nữ công nhân phải thụ phấn bằng tay cho cây ăn quả, một câu chuyện khắc hoạ đời sống con người nói chung khi loài ong vắng bóng ở một đất nước đông dân và nổi tiếng là nơi có nguồn nhân công dồi dào chăm chỉ, Lịch sử loài ong lúc này xuất hiện như một quyển tài liệu về thời xa xưa khi ong chưa biến mất, ong mới chỉ CCD


nếu từng xem phim tài liệu More than honey của Markus Imhoof thì sẽ nhận ra rất nhiều điểm tương đồng ở tiểu thuyết Lịch sử loài ong; ngôn ngữ phim tài liệu cung cấp cho ta những chứng nhân và họ được tiểu thuyết hoá qua ngôn ngữ văn học, đấy chính là cảm giác của tôi khi đọc Lịch sử loài ong; lời cảm ơn cuối sách, tác giả cũng dẫn nguồn và nhắc đến nhiều phim tài liệu


đúng trong đợt bị ong ám, chắc là từ cuối 2019 tự nhiên tôi thở con ong và nghĩ mình là ong, hơi thở là mật ngọt etc. tôi cày luôn một chuỗi phim tài liệu và các video từ mọi nguồn tôi có thể kiếm được, có thể nói nếu giờ có sẵn thùng nuôi ong thì tôi tiến hành "săn" ong và nuôi luôn được quá ha ha ha [City of wax - a battle for life release, phim tài liệu Mỹ sản xuất 1934, tôi không kiếm được nguồn xem, có 10mins thôi, phim đen trắng huhu, tôi nghĩ tôi sẽ rất thích rất muốn biết về cuộc đời một con ong]


khi không có ong thì đất trồng thành hoang hoá. Cây nở hoa nhưng không kết quả. Cây không trái. Flowerless landscape. Không có nông sản làm thức ăn cho gia súc. Khủng hoảng lương thực toàn cầu. Việc thụ phấn bằng tay không còn hiệu quả vì nguồn nhân lực không bao giờ là đủ, và lượng thực phẩm mà nguồn nhân lực ấy sản xuất ra không nhiều hơn mấy so với lượng thực phẩm mà nguồn đó tiêu thụ, nhất là khi con người ăn không biết mệt mỏi như hiện nay [tôi đọc một nghiên cứu gần đây, thống kê rằng trung bình một người bình thường chúng ta chỉ tiêu thụ chưa đến 30% lượng calo nạp mỗi ngày; 70% trở thành nguồn cơn bệnh tật hoang phí và thừa thãi. Hải Thượng Lãn Ông nói Vạn bệnh từ miệng (không chỉ ăn :p); còn Hippocrates thì, Hãy để thức ăn là thuốc]. Một cách dễ hiểu nhất, khi khủng hoảng lương thực xảy ra, con người chúng ta sẽ ăn lẫn nhau bằng chiến tranh và bóc bỏ lớp phấn làm màu 'văn minh' bấy lâu để sẵn sàng mọi rợ


năm 2007 được ghi nhận là năm CCD [diện rộng] - Colony Collapse Disorder - Rối loạn sụt giảm bầy đàn [về CCD có phim tài liệu Colony và Vanishing of the bees]


1, Thuốc trừ sâu độc hại: độc tính trong thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới hệ thần kinh của các loài côn trùng nhỏ, chúng phá hoại hệ thống định vị bên trong loài ong khiến ong không tìm được đường về tổ


ngoài ra, varroa destructor - ký sinh trùng tấn công ong; con rệp này sẽ bám vào các chân của ong và hút hết hemolymph của ong [chất lỏng trong hệ tuần hoàn của động vật chân đốt, chúng như máu và dịch]; và chúng lan truyền như virus. Khi quan sát một con ong, sẽ thấy nó hay dùng tay vắt lên ăng ten trên đầu xong quặt quặt cái ăng ten đấy rồi nhấm nhấm vào miệng rồi lại đưa tay vắt lên ăng ten ngật qua ngật lại cái ăng ten 

[không liên quan, gần đây tôi mới biết rằng kiến ba khoang không phải là kiến, mà thuộc họ cánh cứng, có thể nói họ của nó lâu đời gần nhất trên trái đất, từ thời khủng long, và nó chính là thiên địch của rệp và những loại sâu bệnh khác]


2, Khí hậu biến đổi khắc nghiệt và thời tiết cực đoan; mùa hè khô nóng, mùa đông rét buốt không có hoa và mật, những trận mưa lụt kéo dài, lũ ong phải ở trong tổ không thể kiếm ăn; chúng chết từ từ


3, Nông nghiệp độc canh - monoculture farming: với loài ong, thế giới trở thành sa mạc xanh, từng cánh rừng chỉ trồng riêng một thứ cây duy nhất và không có diện tích trống. Hình thức nuôi ong di chuyển đàn ong đi các cánh đồng để thụ phấn những cánh đồng độc canh; khai thác mật thì thường xuyên rút cạn sạch, không bớt lại gì


và, sự phát triển của loài người chúng ta như vũ bão, không còn diện tích để không 


etc.

vừng ơi mở ra: loài ong biến mất


"không bao giờ lấy nhiều hơn lượng đàn ong cần để sống sót" điều mà Lịch sử loài ong của Thomas Savage nhắc đến trong Lịch sử loài ong của Maja Lunde, chính là thần chú của Hatidze trong phim tài liệu sản xuất năm 2019 Honeyland "Half for me and half for you", người phụ nữ sinh năm 1964 này có thể là một trong những người phụ nữ châu Âu cuối cùng nuôi ong truyền thống, bà coi ong cũng như mật của chúng là món quà thiên đường, bà tôn thờ thiên nhiên và coi trọng sinh mạng của từng chú ong, từng gốc cây. She lives by that simple principle "sharing with the bees and with nature is the key to survival"; trong đoạn phim hướng dẫn thằng bé của gia đình du mục Thổ Nhĩ Kỳ [một cặp vợ chồng và 7 đứa con] lấy mật ong, bà nói với đứa bé rằng, 'lũ ong đã làm ra tất cả chỗ mật này, chúng ta sẽ chỉ lấy một nửa, một nửa là của chúng'


đúng thần chú tuân thủ nguyên tắc thì sống, sai là hỏng. Sa mạc có quy luật và nguyên tắc, ân sủng có những bí mật riêng không nằm ngoài những quy luật và nguyên tắc. Những gì gia đình du mục Thổ Nhĩ Kỳ gặp sau đó là rõ nhất, dẫu cũng như loài người du mục, họ rời bỏ mảnh đất mật ong để đến cày nát mảnh đất khác, tìm sự sống bóc lột thay vì nương tựa đất mẹ


ps. sự quan tâm của tôi tới loài ong, xuất phát điểm khoảng 2 năm trước khi tôi dành sự quan tâm đến hầu hết các phép thở không chỉ các cách thở theo nguyên tắc thai tức mà cả nghịch thai tức; sau một thời gian, đến một lúc tôi thở con ong và nhận thấy tiếng ong của mình không còn như ngày đầu tập luyện, đặc biệt vào thời điểm corona virus mới xuất hiện, tôi dành thời giãn cách mình với thế giới bên ngoài, dẫu trước đấy cũng không nhiều nhặn sợi dây gì, thì tôi trồng cây và nhìn ong bướm sâu giun cỏ dại mỗi ngày. Tôi bắt đầu những điều lạ lẫm không hề mới với mình vì suốt bao năm qua vẫn những điều ấy nhưng giờ bỗng nhiên những điều cũ hiện ra thật mới


không nhắc đến Đời ong của Maurice Maeterlinck, là một chủ định


tôi không định viết gì về ong, cho đến khi một chú ong bay vào nhà :); ảnh quyển Lịch sử loài ong và trang viết lem nhem bung bét kia sẽ giúp tôi lưu lại các đầu mối khi tôi cần tiếp tục về ong, bất cứ chữ nhỏ nào trên ấy cũng có giá trị đầu mối với tôi; ảnh và video ong là cách đây ít ngày, giờ tôi mới có thời gian viết, trên điện thoại ha ha ha