Delicate! why so xờ tiu pít? "Ngốc, nghếch, cáu, quên, nghịch, ngang, ngổ ngáo" / "Ăn khi thấy đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Và nếu ôm vào lòng thì cũng nồng ấm như bao người".
26.6.09
NHỮNG KẺ CÔ ĐƠN KHÔNG SỐ ĐẾM
Tác giả: Z
Tôi là kẻ cô đơn số 1
Em là kẻ cô đơn số 2
Chúng ta đóng gói nhau
vào
một đêm sương tháng giêng
Để
Tôi là kẻ cô đơn số 2
Em là kẻ cô đơn số 1
19.6.09
18.6.09
CŨ CŨ
Tôi thường không giữ được liên lạc với những bạn học khi kết thúc năm/ khóa học. Có chăng là thi thoảng 1 sự kiện, 1 ký ức nào đến và gợi lại. Nhìn chung, tình yêu con người đẹp đẽ như biển xanh, dâng trào 1 đợt sóng biển như hơi thở thật dài rồi cũng có khi tan, và xa bờ.
Dũng Mao là 1 thằng bạn cũng không đặc biệt gì với tôi. Nói đúng thì cả 2 đứa chẳng có gì hợp gu nhau cả. Thằng chửi bậy thạo hơn cả cách nói các từ dấu hỏi, ngã. Đánh nhau thạo hơn cả châm 1 điếu thuốc lá... thì không chấp làm gì. Nhưng nó chẳng dám nói nặng với tôi. Cái thằng kể cũng lạ.
Legal với tôi thì thân rồi. Nhưng, năm thăm nhau có được đến 10 đầu ngón tay. Mỗi đứa 1 việc, nhớ quái gì tới nhau. Có nhớ thì cũng in ít nhỉ? :) Thằng quỷ :))
Legal đang cao thêm lên ở cái tuổi 24. Kể cũng lạ. Giờ, cũng bớt chính tắc đi nhiều. Còn dáng vẻ ngay ngắn và tự tin thì vẫn như xưa. Được cái, hình như mình càng ngày càng đỡ ngu nên thằng bé chém gió mình đếch thèm nghe nữa. Thay vì thế thì hỏi lại :"Gió phương nào đến?"
Mai là một con bé ngỗ nghịch, lì đòn nhưng hay khóc nhè hơn cả mình. Mình chơi với nó, có đâu là được 2 năm lớp 4 và 5. Chơi ủn đầy ( nhảy bậc ), nó cao to, nhún 1 cái thì cả hội lác mắt. Nhưng nó cũng hay ngã. Mà hễ ngã là khóc. Mà hễ khóc thì chỉ có cách thơm chụt chụt vào má thì nó mới nín. Răng nó khểnh phải đến cả hàm...
Nghe đâu, cha mẹ ly dị khi vừa vào cấp 2, rồi nó về ở với Ngoại, rồi chuyển trường, rồi không thấy đâu...
Hôm kia nhìn thấy nó trước cửa nhà. Đang văng tục với người bán rau. Nó vẫn đanh đá như hôm nào. Nhưng giờ nhếch nhác vì lấy chồng sớm.
...
Ký ức là một rãnh sâu. Mạnh hơn cả 1 vết cắt nhanh!
Dũng Mao là 1 thằng bạn cũng không đặc biệt gì với tôi. Nói đúng thì cả 2 đứa chẳng có gì hợp gu nhau cả. Thằng chửi bậy thạo hơn cả cách nói các từ dấu hỏi, ngã. Đánh nhau thạo hơn cả châm 1 điếu thuốc lá... thì không chấp làm gì. Nhưng nó chẳng dám nói nặng với tôi. Cái thằng kể cũng lạ.
Legal với tôi thì thân rồi. Nhưng, năm thăm nhau có được đến 10 đầu ngón tay. Mỗi đứa 1 việc, nhớ quái gì tới nhau. Có nhớ thì cũng in ít nhỉ? :) Thằng quỷ :))
Legal đang cao thêm lên ở cái tuổi 24. Kể cũng lạ. Giờ, cũng bớt chính tắc đi nhiều. Còn dáng vẻ ngay ngắn và tự tin thì vẫn như xưa. Được cái, hình như mình càng ngày càng đỡ ngu nên thằng bé chém gió mình đếch thèm nghe nữa. Thay vì thế thì hỏi lại :"Gió phương nào đến?"
Mai là một con bé ngỗ nghịch, lì đòn nhưng hay khóc nhè hơn cả mình. Mình chơi với nó, có đâu là được 2 năm lớp 4 và 5. Chơi ủn đầy ( nhảy bậc ), nó cao to, nhún 1 cái thì cả hội lác mắt. Nhưng nó cũng hay ngã. Mà hễ ngã là khóc. Mà hễ khóc thì chỉ có cách thơm chụt chụt vào má thì nó mới nín. Răng nó khểnh phải đến cả hàm...
Nghe đâu, cha mẹ ly dị khi vừa vào cấp 2, rồi nó về ở với Ngoại, rồi chuyển trường, rồi không thấy đâu...
Hôm kia nhìn thấy nó trước cửa nhà. Đang văng tục với người bán rau. Nó vẫn đanh đá như hôm nào. Nhưng giờ nhếch nhác vì lấy chồng sớm.
...
Ký ức là một rãnh sâu. Mạnh hơn cả 1 vết cắt nhanh!
12.6.09
KẾT THÚC ĐỂ BẮT ĐẦU
Hic, cuối cùng ở 360 đấy ạ! :((
The Painted Veil ( 2006 )
Dựa theo tiểu thuyết của nhà văn W. Somerset Maugham
Cái này phải cảm ơn vợ chồng siêu nhân đã chuyển hộ khẩu cho em nó vào PC. Vì cũng hơi ngại ngại do thấy phần lớn trong đấy là xem rồi nên cũng ko bắng nhắng, ngó nguấy tí nào. Hôm nay, nhân 1 ngày tóc tai cắt ngắn quá, xấu quá thì nằm xem thay vì học thi Tiền tệ - Tài chính.
Nói thế nào nhỉ? Hum, rằng bộ phim là hành trình đi tìm tình yêu trong hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ người Anh. Thì Nàng là một tiểu thư khá sôi nổi và hơi rảnh rang quá, có abc với 1 người đàn ông khác, không phải chồng mình ngay trong phòng của 2 vợ chồng. Và Chàng là một nhà vi khuẩn học, đứng ngoài cánh cửa, cảm nhận hơi thở của 2 con người bên trong.
Chuyến đi đến ngôi làng đang bị dịch tả tấn công. Nó như hành trình tìm kiếm tình yêu, sự tha thứ của Nàng nơi chồng. Và là hành trình tìm lại tình yêu ( 1 lần nữa ), sự cảm thông của Chàng nơi vợ.
Không thể hình dung một diễn xuất nào hơn của Edward Norton trong vai Dr Fane. Khác xa và bật tưng cả lò xo so với The Italian Job.
Một Naomi Watts quen thuộc, biến mất. Mrs Fane khá kiêu kì đấy!
-Do you absolutely despise me?
-No. I despise myself.
-Why?
-For allowing myself to love you once.
Ps: Quái vật bé tí ghê gớm, đầu óc kỳ quặc chính thức khóa sổ blog 360.
Điểm chỉ
CHOẸT CHOẸT
@@
4.6.09
CHỌN THỞ HAY KHÔNG THỞ
Tác giả: Phạm Thị Điệp Giang
Hồi lâu lâu, có cô bạn kể xem một bộ phim mang tên Hơi thở (Breath) của Kim Ki-duk. Cô bảo xem chẳng hiểu gì. Nội dung chỉ như thế này: Một cô điêu khắc suốt ngày ở nhà làm việc, một ngày nọ thấy trên tivi đưa tin có một anh chàng trong nhà tù cố gắng tự sát lần thứ hai. Mấy ngày liền, bản tin đó được đưa đi đưa lại, người ta không hiểu nguyên nhân vì sao anh ta cố tình kết thúc cuộc sống của mình. Người chồng cô này thấy vợ chỉ coi mấy loại tin thời sự đó, khuôn mặt ủ dột thì nói cô ra ngoài tiếp xúc gặp gỡ ai đó. Tình cờ một ngày, cô phát hiện chiếc cặp tóc phụ nữ trên xe hơi của chồng.
Trong một lúc chán nản sau khi cãi nhau với chồng, cô bắt taxi chạy suốt đêm tới nhà tù nơi người đàn ông trong bản tin bị giam. Cô đợi tới sáng, nói dối là bạn gái cũ của người tù, sau khi đã không được chấp nhận một lần, bảo vệ lại cho phép cô vào thăm.
Người tù ngạc nhiên khi có người tới thăm. Vì dùng cán bàn chải đánh răng đâm vào họng tự sát, nên anh này không có khả năng nói. Khi báo tin có khách tới thăm, một nam tù nhân cùng phòng, vốn yêu anh này, nhìn theo người tù đầy nghi hoặc. Tâm trạng của người tù cũng chẳng khác gì. Anh bước tới phòng gặp với người phụ nữ xưng là bạn gái cũ, lắng nghe cô kể về cảm giác đã từng chết trong năm phút vào lúc 9 tuổi. Rồi anh ra hiệu cô ghé tới gần tấm nhựa ngăn cách có những lỗ thủng nhỏ và giật một sợi tóc của cô.
Khi trở về, người phụ nữ đột nhiên trở nên có cảm giác vui vẻ trở lại. Rồi cô quay lại thăm người tù, mỗi một lần mang tới những tờ tranh trang hoàng phòng gặp, với chiếc đài phát bản nhạc và mặc những bộ đồ từng mùa: Xuân, Hạ, Thu. Cùng những lần thăm ấy, tình cảm giữa hai người tiến triển, từ mở miệng cùng nhau cười, tới chớm môi, rồi hôn sâu. Sau mỗi lần, người đàn bà trao cho người đàn ông một tấm hình, lúc là cô con gái nhỏ của người đàn bà đang cười tươi giữa hoa chindale, khi là hình người đàn bà ở biển, và lần hôn sâu cuống quýt không thể rời, là hình người đàn bà nghiêng người khỏa thân. Từ đó người tù ngày đêm mơ tưởng tới người đàn bà, khiến cho người yêu đồng tính cùng phòng của anh ghen tuông, căm giận, nhượng bộ rồi hận thù.
Rồi người chồng phát hiện ra, anh chấm dứt quan hệ ngoại tình của mình và mong muốn người vợ quay lại. Nhưng người vợ cố tình vẫn tới nhà tù. Cho tới ngày anh tới tù đưa vợ về, trên đường xảy ra một tai nạn.
Người vợ, trước sức ép của chồng và vì thương con, nén lại không tìm tới nhà tù nữa. Còn người tù, anh được người chồng cho biết cô ấy sẽ không bao giờ quay lại.
Nhưng rồi, khi vết thương của vụ tai nạn đã bị xóa đi, khi tivi lại phát tin tù nhân nọ thêm một lần cố tình tự sát bằng cán bàn chải, người vợ quyết định tới thăm người tù một lần nữa. Lần này, người chồng và đứa con nhỏ đang ngủ cùng đi. Cô đến và chẳng có gì cả, không tranh, không cát sét, chỉ có bộ váy ngủ màu đen nằm sau chiếc áo khoác. Cô và người tù làm tình với nhau, trước chiếc camera giám sát của trại giam. Khi lên tới đỉnh, cô dùng hết sức mình bịt mũi, hôn và cố gắng cắn chiếc lưỡi của người tù. Anh ta giãy dụa, và người giám ngục phải tìm mọi cách mới lôi được họ ra, đầm đìa máu.
Kết thúc phim, người đàn bà trở ra ngoài cổng trại, nơi tuyết đang rơi. Đứa con nhỏ và chồng đang ném tuyết, cô cùng tham gia trò chơi với họ. Trên đường về, vợ và chồng cùng hòa giọng hát ca khúc “Tuyết rơi” (Tombe la neige). Còn người tù, hắn quay trở lại gian phòng với 3 tù nhân khi trước. Trong đêm, hắn lại co quắp trong vòng tay người tình đồng tính. Như thể chưa có chuyện gì xảy ra.
Kim Ki-duk quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam qua bộ phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi Xuân”. Sau này, ở VN dễ dàng tìm được bộ đĩa 7-8 film của ông. Phim Kim Ki-duk thường đẩy nhân vật tới tận cùng nỗi đau, thông qua tình dục để bày tỏ nỗi đau, biểu lộ nó, giải thích nó và hóa giải nó. Không chỉ mang trong nó những giáo lý Khổng tử của nền văn hóa Hàn, nó còn thấm đẫm tinh thần Phật giáo với ý niệm về sự luân hồi, vay trả, về nghiệp và trả nghiệp,…
Xem Breath, có lẽ nên phải dịch là Thở, chứ không phải Hơi thở như những đĩa phim bán bên ngoài có ghi. “Thở” ở đây là trạng thái của Sống, của Hưởng, của Hiện tại. Thở và Không Thở là hai mặt đối lập nhau như giữa Sinh và Tử. Khi con người biết cách Thở, họ biết cách thấu nhận và thụ hưởng những giá trị của cuộc sống. Khi họ không tôn trọng và từ chối Thở, họ từ chối cuộc sống, hoặc bị cuộc sống chối bỏ.
Nói về hình ảnh người đàn bà. Khi 9 tuổi, trong một lần ra hồ bơi, để tham gia một trò chơi, cô bịt mũi rồi lặn sâu xuống nước. Khi đó cô không thở. Rồi cô cảm thấy nước tràn vào mí mắt, và người phồng lên như một quả bóng. Khi nổi lên, bạn bè cô bảo cô đã chết trong vòng năm phút.
Trong năm phút đó, người đàn bà trải nghiệm cảm giác của cái chết. Đó là cái chết cô tạo ra nhưng vô thức. Khi ở cảm giác của cái chết, cô hiểu rằng cô không muốn điều đó. Cô quẫy đạp để mình được sống trở lại. Nhưng khi sống trở lại, cô chối bỏ hiện thực. Hiện thực cuộc sống là một người cha hay dùng cành hoa để đánh đau cô vì cô hay vẽ linh tinh vào tập vở. Nỗi đau ngày nhỏ ám ảnh tới nỗi cô ghét cay đắng loại hoa cha đã dùng cành để đánh mình. Ở Hàn Quốc, đó là một thứ hoa có màu vàng rực rỡ, nở vào mùa xuân, khắp núi đồi thành phố, với mùi hương ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Lẽ ra khi loài hoa ấy nở rộ, lòng người phải vui vì những ngày tuyết dài đã kết thúc. Nhưng ký ức của người đàn bà chỉ là nỗi đau.
Khi tìm đến người tù, người đàn bà muốn được sẻ chia nỗi đau ấy. Cô tìm thấy mối đồng cảm giữa việc người tù cố tình chối bỏ cuộc sống với cảm giác chối bỏ cuộc sống của chính mình. Vì lẽ ra sau khi sợ hãi vì lần chết hụt hồi 9 tuổi tới mức không dám bước chân tới hồ bơi, cô phải sống khỏe lên để xa rời cảm giác ấy. Nhưng cô lại luôn tìm lại nó. Thi thoảng cô cố tình tạo ra cảm giác đó để trầm mình vào. Vì cô không có được sự tươi vui của đứa con gái nhỏ, không cảm thấy sự quan tâm của người chồng, và những người bạn xung quanh cô chỉ là những bức tượng câm lặng, cô có thể tạo ra cũng có thể phá hủy.
Trong ba lần đến thăm người tù dưới việc mang tới cảm giác mùa Xuân, mùa Hạ và mùa Thu, ta gặp lại ẩn dụ về vòng tuần hoàn và vòng tròn thời gian kiểu Kim Ki-duk. Những giai đoạn vui tươi rộn rã của ngày mùa xuân và giọng hát của cô cùng hình ảnh hoa chindale hồng rực dán kín căn phòng chính là tượng trưng cho hình ảnh đứa con gái nhỏ. Một thực thể hiện hữu trong đời sống mà cô đang chối bỏ. Chỉ có thể tìm lại khi tới nhà tù. Hình ảnh của mùa hè với biển xanh cát trắng chính là tái tạo lại cô của ngày thơ ấu với cái chết dưới hồ bơi. Và mùa thu với lá đổi màu ở núi Seorak, chính là nơi gặp gỡ đầu tiên của cô và chồng, để rồi dẫn đến cuộc hôn nhân không như ý.
Tình cảm mà cô mang đến cho người tù, đó là thứ tình cảm ích kỷ, chứ không phải là tình cảm Cho Đi như người ta thoáng thấy. Mỗi một lần tìm đến và cho người tù một chút tình cảm, từ sự chia sẻ tới cái ôm rồi cái hôn, cô lại tìm thấy mình nhiều hơn, lại nhận ra những gì mình đang có rõ rệt hơn.
Đỉnh điểm của việc cho là hành vi làm tình với người tù trong lần đến cuối cùng, cũng là lần cô mang tới mùa Đông. Đó là lần-gặp-mùa-đông trong căn phòng, cũng là lúc mùa đông đang ở bên ngoài trại tù. Mùa đông ẩn dụ và mùa đông của thực tại lúc này nhập làm một. Khi làm tình với người tù, cô giải phóng tất cả những ẩn ức đã dồn nén, đồng thời cũng muốn triệt tiêu cảm giác đau thương mà cô đã cố tình nhấn chìm mình vào. Việc cố tình giết người tình tù nhân cũng giống như cô cố gắng để loại bỏ bóng ma ám ảnh của tuổi thơ, của sự-muốn-chết khi nhận ra cuộc sống của cô là ở bên ngoài kia, là thực tại đã bấy lâu cô chối bỏ, là sự sai lầm của người chồng và việc nhận ra sai lầm của anh, là đứa con nhỏ lẽ ra phải được nhí nhảnh như tuổi của nó nhưng cứ luôn u sầu vì sự buồn bã và lặng lẽ của cả cha lẫn mẹ,…
Để cho nhân vật người tù không có khả năng phát âm (do vết thương liên tục ở họng mỗi lần anh cố ý tự sát), Kim Ki-duk đã nỗ lực thể hiện các cung bậc của Thở qua Hơi thở và động tác Thở ở nhiều tình huống và chi tiết của film.
Lần đầu cảm động vì câu chuyện của người đến thăm, tù nhân khi hết giờ thăm đã phả luồng hơi và đặt lên mặt vách ngăn trong phòng gặp một nụ hôn. Trong đêm tối, những âu yếm của anh và người tình đồng giới cũng thể hiện qua tiếng thở. Khi cùng người đàn bà, tiếng thở đó lại được làm sâu hơn nữa ở nhiều cung bậc: thở ức nghẹn (nguyên nhân phạm tội của anh không rõ ràng, chỉ biết anh ở cùng phòng với vợ và con gái bị sát hại và họ nghi anh là thủ phạm), thở giao hòa (với cuộc sống), thở khao khát (khi làm tình với người phụ nữ - đối tượng anh thèm muốn, chứ không phải người tình đồng giới kia (vì gò ép và thiếu thốn, chứ không vì bản năng tự nhiên), thở đuối sức kiệt quệ (khi bị người đàn bà cố tình cắn lưỡi), thở lấy lại hơi thở của cuộc sống (sau khi người đàn bà rời ra). Chính hơi thở này chứng tỏ anh ta vẫn yêu cuộc sống này. Lẽ ra, nếu như anh ta đã từng cố tình tự sát 3 lần mà không thành, anh ta phải mau chóng đón nhận cái chết đến trong lần này, nhưng anh ta lại vùng vẫy để thoát ra khỏi nó. Bởi tự đáy lòng anh ta, anh ta vẫn muốn sống. Bởi chỉ trong khi sắp chết, người ta mới ý thức được mình thèm sống và cần sống tới mức nào. Bởi chỉ trong giây phút mong manh nhất của sự Sống và cái Chết, người ta mới thấu nhận trọn vẹn nhất cảm giác Sống và Hiện tại này. Bởi vì, mỗi người gánh một cái Nghiệp. Cái Nghiệp này phải tự gánh, không ai gánh nổi hộ ai, không ai trả nổi hộ ai. Hành vi cố ý tự sát kia, cũng giống như cô gái, chỉ là cách để anh ta cố gắng giải thoát một nỗi ẩn ức nào đó, chứ không phải để kết thúc cuộc đời mình. Và nỗi ẩn ức đó là gì, vẫn còn là bí mật!
Bộ phim còn nhiều ẩn dụ hơn nữa. Ví như hình ảnh bức tượng thiên thần mà người đàn bà nặn. Đó là một bức tượng dang dở, thiên thần bị gãy cánh, nhưng người đàn bà vẫn tiếp tục đem nung nó. Để khi trở về sau giai-đoạn-nhà-tù, chị quyết định đập tan đi. Đó là hình ảnh về việc người phụ nữ làm rơi áo chồng khi phơi từ ban công, khi không cảm thấy sự gần gụi của anh, chị bỏ chiếc áo bẩn (bị xe hơi chẹt qua) vào sọt rác ven đường. Khi thấy được sự quay-đầu của chồng, chị mang lên cất lại. Hay hình ảnh về những nắm tuyết được ném đi theo vòng tam giác trong trò chơi ném tuyết của gia đình người phụ nữ khi cô bước chân từ cổng nhà tù ra với đôi môi bầm máu vì nụ hôn giết người. Tuyết rất dễ tan, mọi thứ khó khăn cũng như nắm tuyết ấy, khi đã nắm được lại, và ném đi thì rồi cũng sẽ tan biến. Hoặc ẩn dụ về chiếc camera trong trại giam. Chiếc camera là nhân chứng im lặng trong suốt quá trình tìm lại mình của người đàn bà, nó chỉ đi theo và ghi lại, chứng kiến và im lặng, giống như những người theo dõi bộ phim. Việc Hiểu hay Không hiểu, chọn cách Thở hay Không thở, hãy cứ để người coi tự quyết định.
Trong Breath, Kim Ki-duk không mài nhuyễn mọi hình ảnh đẹp đến run sợ như trong Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân như mọi người thích thú. Gam màu trầm và lạnh phản ánh mùa đông hiện thực, góc quay bình thường, đôi lúc sử dụng những cảnh quay kém chất lượng (thông qua màn hình camera trại giam). Nhưng điểm thú vị và gợi tả nhiều nhất là những bài hát được chọn cho bốn mùa tượng trưng trong bốn lần người đàn bà đến thăm người tù. Đó là những bài hát rất quen thuộc, không chỉ với người Hàn mà với nhiều người nghe trên toàn thế giới, đã được dịch qua nhiều thứ tiếng thông dụng như Anh, Pháp,… Cả ở Việt Nam. Tôi nghĩ, đó là cách để giảm tải nhiều hơn cảm giác căng cứng của khán giả khi coi phim, cũng là cách tiếp cận khán giả gây thiện cảm nhiều hơn, bên ngoài ý nghĩa chính của nó là nội dung bài hát nhằm dẫn dắt người xem qua nhiều cung bậc của sự thay đổi về nhận thức được ý nghĩa Sống của nhân vật chính – người đàn bà.